Đăng Facebook Đà Nẵng 'đề xuất mở phố đèn đỏ', một cá nhân bị xử phạt
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Hôm nay nắng nóng lịch sử 42,2 độ C
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: Ngày 21.4, mưa giông vẫn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành phía bắc, một số nơi xảy ra mưa lớn với lượng mưa vượt 50mm. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C vẫn phổ biến ở nhiều nơi.
Phục vụ quán ăn ở TP.HCM hồi hộp chờ thưởng tết 2024: Bao nhiêu là đủ?
Tác giả, dịch giả, họa sĩ Phan Cẩm Thượng là nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng, nhất là mảng nghiên cứu văn hóa đình, làng, chùa, văn hóa dân gian nói chung và mỹ thuật - kiến trúc cổ. Ông đã xuất bản nhiều tựa sách nổi bật, quan trọng và có giá trị tham khảo như: Mỹ thuật của người Việt, Nghệ thuật ngày thường, Tập tục đời người, Văn minh vật chất của người Việt… Trong đó, cuốn Văn minh vật chất của người Việt đoạt giải B Giải thưởng sách quốc gia năm 2022.
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Sôi nổi giải bóng chuyền nam thanh niên tỉnh Quảng Bình
Còn nhớ ở lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023, đội ĐH Huế đã đăng quang chức vô địch đầy cảm xúc. Trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện của miền Trung càng chơi càng hay đã từng bước khuất phục các đối thủ mạnh để vào đến trận chung kết, trước khi đánh bại đội Trường ĐH Thủy lợi đầy nghẹt thở để bước lên ngôi vị cao nhất.Thế nhưng 1 năm sau đó (ở mùa giải 2024), khi được thi đấu vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung trên sân nhà, đội ĐH Huế đã bất ngờ dừng chân sớm. Trong trận đấu quyết định để giành tấm vé vào vòng chung kết, ĐH Huế khi đó là đương kim vô địch đã không thể thắng được đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng.Và lúc này, đội ĐH Huế đang quyết tâm tìm lại vị thế của chính mình. Tại vòng đấu nhóm của khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế khởi đầu khá chật vật, khi may mắn mới giành được 1 điểm (hòa 0-0) trước đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Nhưng khi bị đặt vào thế buộc phải thắng ở lượt trận cuối, đội ĐH Huế đã thể hiện bản lĩnh đúng lúc và chơi một trận đấu bùng nổ để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0.Chiến thắng tại trận đấu then chốt giúp đội ĐH Huế trở thành đại diện duy nhất của đất cố đô góp mặt ở vòng đấu play-off. Chiến thắng 5 sao đầy xuất sắc cũng giúp đội ĐH Huế gỡ bỏ áp lực, tạo đà tâm lý tốt trước cuộc đối đầu sống còn tranh vé vào vòng chung kết, gặp đội ĐH Duy Tân vào lúc 13 giờ ngày 12.1. "Khi vào Đà Nẵng để tranh tài ở vòng loại, toàn đội đã xác định tinh thần quyết tâm cao độ để giành vé vào vòng chung kết. Các em luôn thể hiện sự khát khao, nỗ lực hết mình và điều đó đã được chứng minh thông qua trận thắng 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Khi gặp khó, chúng tôi càng cố gắng hơn", HLV phó Dương Văn Dũng nhấn mạnh."Mục tiêu của ban huấn luyện và lãnh đạo ĐH Huế đề ra ở giải đấu lần này là đi càng sâu càng tốt. Chúng tôi sẽ thi đấu hết mình ở trận play-off, để đạt được mục tiêu đã đặt ra. ĐH Huế là đội bóng có truyền thống và đã từng đăng quang ở mùa giải đầu tiên năm 2023. Vì thế, chúng tôi muốn thể hiện được bản lĩnh của nhà vô địch, để có lần thứ 2 vào TP.HCM đá vòng chung kết", HLV phó Dương Văn Dũng nói thêm.Tuy nhiên, ĐH Duy Tân cũng là đội bóng không dễ bị bắt nạt, khi đã giành vé đi tiếp với thành tích bất bại. Trận đấu play-off loại trực tiếp có tính chất hoàn toàn khác. Do đó, như ông Dũng đã nói, nhà vô địch mùa giải 2023 ĐH Huế cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh đúng lúc thì mới có thể vượt ải.